Tình trạng răng ố vàng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nụ cười trở nên kém duyên mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề về sức khỏe. Vậy răng ố vàng là bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng Nha Khoa Picasso theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!
Răng bị ố vàng do đâu?
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Mảng bám và cao răng
Mảng bám là lớp nhầy bám trên răng được tạo ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn thừa không được làm sạch đúng cách. Lâu ngày, mảng bám sẽ kết hợp với khoáng chất có trong nước bọt (canxi, flour,…) và tạo thành cao răng.
Cao răng không chỉ là nơi trú trú lý tưởng của vi khuẩn mà còn hấp thụ chất tạo màu từ thực phẩm hoặc nicotin từ thuốc lá, khiến răng bị ố vàng.
Thói quen ăn đồ ngọt, thực phẩm đậm màu
Tình trạng ố vàng răng cũng có thể xảy ra nếu bạn có thói quen ăn thực phẩm sẫm màu như sốt cà ri, sốt tương cà hay quả mâm xôi. Bởi màu từ trong các thực phẩm này có thể bám vào men răng và khiến bề mặt răng bị ố vàng.
Ngoài ra, việc thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như kem, chocolate, bánh kẹo,…sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ vi khuẩn gây mảng bám và làm vàng răng.
Thói quen uống đồ uống đậm màu, chứa acid hoặc đường
Thường xuyên uống đồ uống đậm màu, chứa acid hoặc đường có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc men răng và khiến răng ố vàng. Dưới đây là một số loại đồ uống có thể làm đổi màu men răng:
- Cafe: Cafe có màu đậm, khi bám vào men răng sẽ gây ố vàng răng.
- Trà và rượu vang: Cả 2 đều có chứa tanin – đây là một chất làm răng vàng, đặc biệt là trà đen.
Đường trong nước ngọt, nước có gas: Cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, tạo điều kiện hình thành mảng bám gây hại cho men răng. - Nước chanh, nước cốt chanh: Chanh chứa nhiều acid – đây là 1 chất có khả năng làm mòn men răng, lộ ngà răng, khiến răng bị vàng.

Hút thuốc lá
Hút thuốc lá sẽ tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, bao gồm viêm nướu, viêm nha chu và làm răng ố vàng nghiêm trọng. Nicotine trong thuốc lá có khả năng tạo ra màu vàng và làm xuất hiện các vết ố nâu đen trên kẽ răng.
Do tuổi tác
Theo thời gian, men răng sẽ bị mòn dần để lộ lớp ngà răng màu vàng. Lúc này, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị ố hơn. Hơn nữa, tuổi càng cao thời gian tiếp xúc với thức ăn tạo màu và acid càng nhiều. Điều này làm xuất hiện cao răng và xảy ra hiện tượng mòn men răng.
Do bệnh lý và điều trị thuốc kháng sinh
Một số bệnh như gan và thận sẽ làm chức năng đào thải độc tố và lọc máu bị suy giảm dẫn đến ố vàng răng. Ngoài ra, người bị đau ốm trong thời gian dài sẽ bị tăng canxi hóa trong miệng khiến răng bị xỉn màu.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Viện Y tế Hoa Kỳ, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi nếu sử dụng thuốc kháng sinh chứa tetracycline và doxycycline có thể làm đổi màu răng và khiến răng ố vàng.
Thói quen nghiến răng vào ban đêm
Nghiến răng ban đêm là thói quen vô thức xảy ra khi ngủ hoặc khi cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi. Thói quen này sẽ tạo áp lực mạnh lên bề mặt răng, gây nứt răng hoặc mòn men răng.
Men răng là lớp khoáng chất bên ngoài, có chức năng bảo vệ răng. Khi men răng bị mài mòn, chúng sẽ làm lộ lớp ngà răng màu vàng và dẫn đến tình trạng vàng răng.
Vệ sinh răng miệng không kỹ
Thói quen vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng có thể tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, khiến răng ố vàng và thậm chí là sâu răng. Những sai lầm trong thói quen vệ sinh răng miệng mà nhiều người mắc phải như:
- Đánh răng qua loa, không kỹ các bề mặt
- Chỉ đánh răng 1 lần/ngày
- Đánh răng ít hơn 2 phút
- Không sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa mắc kẹt ở kẽ răng sau khi ăn
- Không sử dụng nước súc miệng

Gặp vấn đề về men răng
Răng bị ố vàng cũng có thể là do lớp men răng bên của bạn quá mỏng hoặc do chấn thương gây sứt mẻ răng. Khi đó, phần ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài, dẫn đến răng có màu vàng đậm hơn.
Dư thừa Fluor
Fluor là chất giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng nhưng nếu Fluor trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến bề mặt răng xuất hiện các đốm vàng hoặc nâu vàng. Fluor có nhiều trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng mà bạn sử dụng hằng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng,…
Do gen di truyền
Màu sắc men răng có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu bố mẹ có răng bị ố vàng thì khả năng cao con cái khi sinh ra cũng mắc phải tình trạng này.
Răng ố vàng là biểu hiện của bệnh gì?
Răng bị ố vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh thiếu máu dạng hồng cầu lưỡi liềm
- Bệnh sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu
- Bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch
- Bệnh tiểu đường.
- Trẻ em đau ốm dài ngày dẫn đến canxi hóa răng và làm xỉn màu răng

Cách tẩy trắng răng ố vàng
Nếu nguyên nhân gây ố vàng răng là do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt hoặc thường xuyên tiêu thụ đồ ăn, thức uống có màu. Bạn có thể tẩy trắng răng tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Sử dụng dầu dừa: Ngậm dầu dừa loãng từ 10 – 30 phút, sau đó đánh răng bằng kem đánh răng như bình thường. Kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện màu răng rất tốt, mảng bám trên răng cũng được loại bỏ sạch sẽ.
- Dùng oxy già + baking soda: Trộn 2 nguyên liệu này thành dạng sệt. Sau đó sử dụng để đánh răng như bình thường. Sau một thời gian thực hiện màu răng của bạn sẽ nhanh chóng trở nên trắng sáng.
- Sử dụng giấm táo: Trộn 2 thìa cafe giấm táo cùng 175ml nước, sử dụng hỗn hợp này để ngậm và súc miệng trước khi đánh răng. Sau một thời gian tình trạng ố vàng răng sẽ được cải thiện đáng kể.
- Dùng vỏ cam, chanh: Dùng vỏ cam, chanh chà nhẹ nhàng lên bề mặt răng hàng ngày. Sau đó đánh răng với kem đánh răng để làm sạch 1 lần nữa. Acid tự nhiên có trong vỏ cam, chanh sẽ giúp loại bỏ mảng bám có màu trên răng hiệu quả.

Cách chăm sóc răng hạn chế ố vàng
Để ngăn ngừa tình trạng ố vàng răng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc răng miệng dưới đây:
- Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ chất màu bám trên răng tốt hơn.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn, thức uống đậm màu, chứa nhiều đường và nhiều acid. Nếu có thì nên súc miệng ngay sau khi ăn hoặc đánh răng sau khoảng 30 phút.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây vì chúng chứa hoạt chất tẩy trắng răng tự nhiên.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần được được lấy cao răng và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.

Tình trạng răng ố vàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng khác, bạn nên tìm gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Nha Khoa Picasso qua số hotline: 0247 308 8848 để được giải đáp nhanh chóng nhé!